15+ lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước thường gặp nhất
Lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước mà người thi công thường mắc phải nhất hiện nay là gì?. Có phải bạn cũng đang muốn tìm hiểu rõ về vấn đề này?. Vậy thì hãy cùng Rober Paint xem ngay bài viết này để có ngay câu trả lời chính xác nhất nhé!
Lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước là màng sơn bị rỗ
Hiện tượng mà bạn có thể nhìn thấy trường hợp này. Đó là bề mặt của tường sau khi sơn xuất hiện các hạt lấm tấm, li ti hoặc là các vết rỗ tròn như ảnh minh họa
Nguyên nhân:
Đối với trường hợp có lẫn hạt li ti, thường sẽ đến từ 3 nguyên nhân sau:
- Đầu tiên: Do bụi bẩn bắn vào trong quá trình sơn.
- Thứ hai: Do sử dụng công cụ sơn cũ, bẩn.
- Thứ ba: Do vệ sinh bề mặt tường không kỹ, để lại trên bề mặt nhiều bụi bẩn. Quá trình xả nhám lớp matit không kỹ khiến bụi bẩn còn dính sót lại trên tường.
Đối với trường hợp bị rỗ tường thì nguyên nhân chính là pha sơn quá loãng. Điều này làm tạo ra các bọt khí. Khi sơn, các bọt khí này xuất hiện trên màng sơn. Đến khi khô sẽ tạo thành lớp rỗ.
Lời khuyên: Bạn chỉ nên pha từ 5% đến không quá 10% nước sạch vào sơn. Sau đó phải khuấy thật đều hỗn hợp trước khi thi công.
Đây là một trong những lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước khá phổ biến hiện nay. Rober paint hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn.
Lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước là màng sơn bị nhăn
Hiện tượng nhìn thấy: Sau khi khô, lớp sơn bị nhăn nheo và sần sùi
Nguyên nhân:
- Sử dụng lăn lu có lớp lông quá dài.
- Màng sơn bên ngoài khô trước nhưng bên trong vẫn chưa khô. Điều này cũng khiến lớp sơn của bạn trở nên nhăn nheo. Trường hợp này thường có 3 lý do sau đây:
+ Do lớp sơn quá dày hoặc không đều. Điều này khiến cho màng sơn không khô cùng lúc.
+ Do sơn dưới thời tiết quá nắng nóng khiến lớp sơn bên ngoài bị khô quá nhanh, còn bên trong thì chưa kịp khô.
+ Do sơn xong thì thời tiết lạnh. Đây cũng là nguyên nhân cho màng sơn bên ngoài thì khô, còn bên trong thì chưa.
Lời khuyên:
Để khắc phục được nhược điểm này bạn cần:
- Xả bỏ hết lớp sơn bị hỏng.
- Sơn nhiều lớp mỏng. Không nên sơn một lớp dày cộm.
- Chỉ sơn lớp sau khi lớp sơn trước đã khô hoàn toàn.
Lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước là màu sơn không đồng nhất
Hiện tượng nhìn thấy: Lớp sơn sau khi hoàn thiện có màu không đồng nhất (chỗ đậm, chỗ nhạt)
Nguyên nhân:
- Do bạn không khuấy đều hỗn hợp sơn trước khi lăn.
- Người sơn không đều tay.
- Dụng cụ thi công không đồng nhất.
- Dặm vá bất cẩn.
- Khi thi công, sơn được pha loãng với tỷ lệ không đồng nhất.
Lời khuyên:
- Bạn nên khuấy đều hỗn hợp sơn trước khi lăn.
- Tỷ lệ pha sơn phải đúng với hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Khi thi công phải lăn sơn đều tay.
Lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước là sự phấn hóa
Hiện tượng nhìn thấy: Bề mặt lớp sơn bị bột phấn trắng như hình minh họa dưới đây.
Nguyên nhân:
- Dùng loại sơn kém chất lượng, tỷ lệ bột đá, chất tạo màng cao hơn bình thường.
- Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh cũng làm ảnh hưởng đến màng sơn.
- Do pha sơn không đúng tỷ lệ (quá loãng) làm ảnh hưởng đến độ kết dính của màng sơn.
Lời khuyên:
Dùng giấy nhám chà sạch hết tất cả bụi phấn, lau sạch bụi bẩn. Sau đó, lăn lại một lớp sơn chống kiềm và cuối cùng là một lớp sơn phủ màng.
Lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước là màng sơn bị bong tróc
Đây là lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước rất dễ gặp trong đời sống hàng ngày. Vậy hiện tượng, nguyên nhân của nó như thế nào. Dưới đây là thông tin tới bạn!
Hiện tượng nhìn thấy: Sau khi sơn xong, màng sơn bị bong tróc. Bạn có thể thấy lớp sơn bị bong một hoặc toàn bộ mảng sơn.
Nguyên nhân:
- Người thi công xử lý bề mặt không tốt. Còn bụi bám hay các chất làm giảm độ kết dính như dầu mỡ, sáp…
- Người sơn không sử dụng đúng đắn hệ thống sơn.
- Không sử dụng sơn lót chống kiềm.
- Bề mặt tường bị thấm vì màng sơn trước bị phồng rộp hoặc phấn hoa.
- Thi công dưới điều kiện tạo màng bị cản trở do thời tiết không thuận lợi (quá lạnh hoặc quá nóng). Điều này làm cho lớp sơn bị hay hơi nhanh.
Lời khuyên:
- Nếu bề mặt sơn bị ảnh hưởng do độ ẩm bên ngoài thì chúng ta cần kiểm tra trám và nơi bị hở. Sau đó sửa lại mái và làm sạch sẽ máng xối.
- Chặt các cành cây to mà dựa sát bề mặt sơn. Điều này sẽ làm cho bề mặt tường thông thoáng hơn.
- Nếu ảnh hưởng do độ ẩm từ bên trong thì cần hút ẩm, thông gió. Cạo bỏ hết những lớp sơn bị bong tróc, chà nhám lại toàn bộ bề mặt sơn. Sau đó sơn lại bằng sơn có chất lượng cao, đảm bảo.
Lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước là màng sơn bị phồng rộp
Hiện tượng nhìn thấy: Sau khi sơn xong, chúng ta sẽ nhìn thấy các đường viền có chứa khí trong màng sơn.
Nguyên nhân:
- Do bề mặt sơn bị ẩm ướt.
- Do điều kiện sơn không đảm bảo: nhiệt độ thấp, độ ẩm cao.
- Thời gian chờ giữa các lớp sơn quá ngắn.
Lời khuyên:
Sửa chữa các nơi bị thấm và thông gió từ bên trong. Sau đó bạn dùng bàn chải sắt chà hết những lớp phồng rộp. Thi công lại bằng cách lăn một lớp sơn lót chống kiềm và một lớp sơn phủ màu.
Lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước là màng sơn bị nứt nẻ
Hiện tượng nhìn thấy: Sau khi sơn khô, bề mặt xuất hiện những vết nẻ, vết nứt.
Nguyên nhân:
- Sử dụng loại sơn chất lượng kém.
- Pha sơn quá loãng hoặc lăn lớp quá mỏng.
- Dùng hai màng sơn có độ co dãn, đàn hồi khác nhau.
- Sử dụng lớp matit không đạt tiêu chuẩn.
- Kết cấu dụng cụ sơn yếu kém.
Lời khuyên: Bạn hãy dùng bàn chải sắt cạo toàn bộ lớp sơn bị nứt nẻ, chà nhám lại bề mặt và sơn lại.
Lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước là màng sơn bị rêu, mốc
Khi nói đến các lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước hiện nay thì không thể nào không kể đến trường hợp lỗi màng sơn bị rêu này.
Hiện tượng nhìn thấy: Sau khi lớp sơn khô, xuất hiện những vết xanh, đen.
Nguyên nhân:
- Do bề mặt sơn bị ẩm ướt.
- Do bề mặt tường cũ bị ẩm mốc nhưng không xử lý mà trực tiếp sơn đè lên.
- Lăn sơn quá mỏng hoặc chỉ một lớp. Điều này dẫn đến ẩm mốc, rêu xanh do không đạt tiêu chuẩn.
Lời khuyên:
Bạn hãy chà rửa toàn bộ khu vực bị rêu mốc đó bằng chất tẩy Javen. Sau đó sơn lại bằng loại sơn chất lượng đảm bảo.
Lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước là màng sơn bị mất màu
Hiện tượng nhìn thấy: Sau khi sơn được một thời gian, khu vực sơn bị mất hoặc nhạt hẳn màu.
Nguyên nhân:
- Lớp sơn bị bay màu do tia tử ngoại hoặc nhiệt độ cao gây ra.
- Dùng sơn của đồ nội thất để sơn cho bề mặt tường.
- Do bạn không dùng lớp sơn lót chống kiềm.
Lời khuyên: Sơn trong nhiệt độ phù hợp. Dùng loại sơn chất lượng và sơn lót trước khi phủ màu.
Lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước là màng sơn bị cháy kiềm
Hiện tượng nhìn thấy: Sau khi sơn, màng sơn bị mất màu loang lổ.
Nguyên nhân:
- Do độ kiềm của vật liệu xây nhà (hồ, vữa) quá cao. Chúng tấn công vào lớp sơn, gây ra độ giảm kết dính. Điều này dẫn đến mất màu và làm giảm chất lượng sơn.
- Do lớp matit có độ kiềm quá cao.
- Do không sử dụng lớp sơn lót chống kiềm mà trực tiếp sơn phủ màu.
Lời khuyên:
- Bạn hãy sử dụng sơn lót chống kiềm trước khi sơn phủ màu.
- Sử dụng hồ vừa phải, tránh để độ kiềm quá cao.
Lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước là màng sơn bị muối hóa
Hiện tượng nhìn thấy: Sau khi sơn một thời gian, ta nhìn thấy bề mặt sơn xuất hiện những vệt trắng như muối.
Nguyên nhân: Do sơn trên bề mặt tường quá ẩm ướt. Điều này dẫn đến sự hình thành muối canxi CaCO3 đọng lại trên lớp sơn.
Lời khuyên:
- Thường xuyên thông gió cho khu vực hay bị ẩm ướt như nhà bếp, nhà tắm…
- Dùng bàn chải sắt chà sạch khu vực bị muối hóa. Sau đó sơn lót rồi phủ màu.
Lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước là màng sơn bị xà phòng hóa
Hiện tượng nhìn thấy: Bề mặt sơn bị nhớt hoặc bị biến đổi màu. Nó có dạng vệt màu nâu nhạt. Đôi khi nó cũng giống như lớp xà phòng bị dính nhầy.
Nguyên nhân:
- Do khu vực sơn bị độ ẩm quá cao(đặc biệt là khu vực trần nhà).
- Do kiềm đọng lại trên bề mặt sơn lâu ngày.
Lời khuyên:
- Dùng nước tẩy Javen chà sạch nơi bị xà phòng hóa rồi sau đó sơn lại.
Lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước là màng sơn bị lệch màu
Hiện tượng nhìn thấy: Khu vực sơn bị màu không đồng nhất sau khi dặm.
Nguyên nhân:
- Do sử dụng sơn màu khác để dặm vá lại lớp sơn.
- Không có lớp lót hoặc không đều.
- Sơn bằng các dụng cụ sơn khác nhau.
- Nhiệt độ khi dặm khác với lúc sơn.
- Người sơn có tay nghề không cao.
Lời khuyên:
- Thuê thợ sơn có tay nghề cao.
- Sử dụng đồ nghề sơn đồng nhất.
- Sử dụng lớp lót trước khi dặm.
Lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước là màng sơn có độ phủ kém
Hiện tượng nhìn thấy: Bề mặt lớp sơn không che phủ được hết lớp nền.
Nguyên nhân:
- Pha sơn không đúng tiêu chuẩn (quá loãng).
- Người sơn có tay nghề kém.
- Sử dụng loại sơn không đạt chất lượng.
- Sươn không đúng quy trình.
Lời khuyên:
- Thuê người thi công có tay nghề cao.
- Sử dụng loại sơn chất lượng.
Lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước là màng sơn bị chảy
Lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước cuối cùng mà Kingcat muốn nhắc đến đó là màng sơn bị chảy. Hiện tượng để nhìn thấy lỗi này là bề mặt màng sơn bị chảy thành dòng.
Nguyên nhân:
- Do vệ sinh bề mặt sơn không kỹ, còn sót lại nhiều lớp matit.
- Pha sơn không đạt tiêu chuẩn (quá loãng).
- Tay nghề thi công không cao.
Lời khuyên:
- Nên vệ sinh bề mặt thật kỹ trước khi sơn.
- Pha sơn với nước từ 5% đến không quá 10%.
- Thuê thợ sơn uy tín.
Những lưu ý trước khi sử dụng sơn nước để có một lớp sơn bền đẹp
- Chọn đúng loại sơn phù hợp trước khi sơn
- Sử dụng sơn lót chống kiềm trước khi sơn màu nội thất
- Nên sơn cả mảng tường khi th công sơn lại
- Có thể sử dụng sơn bóng sau khi thi công sơn màu nội thất
- Nên thi công theo đúng quy trình sơn tiêu chuẩn hiện nay
Trên đây là 15 lỗi kỹ thuật khi sử dụng sơn nước mà Robre paint muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có được chút kiến thức cho riêng mình về việc thi công sơn nước. Nếu bạn muốn tìm địa chỉ mua các loại sơn nước uy tín, chính hãng thì hãy liên hệ ngay cho Rober paint theo đường dây nóng 0904696551 hoặc truy cập sonthanglong.com.vn
Liên hệ làm đại lý
Vui lòng điền đầy đủ thông tin rùi gửi cho chúng tôi
Tin nổi bật
Bài viết tin tức nổi bật
-
BẢNG MÀU ROBER
21.07.2021 -
Hướng dẫn sử dụng công cụ tính sơn
26.07.2018 -
Tiết kiệm chi phí khi sơn nhà
28.02.2023