9 loại cây trong nhà xua tan nồm ẩm khó chịu mà các gia đình nên biết

Trang chủ / Bài viết /

9 loại cây trong nhà xua tan nồm ẩm khó chịu mà các gia đình nên biết

Miền Bắc đang trải qua những ngày thời tiết ẩm ương. Sàn nhà "đổ mồ hôi" khiến sinh hoạt trong gia đình gặp trở ngại.

Không những thế, trời nồm ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc... sinh sôi nảy nở, kéo theo hàng loạt các hệ lụy liên quan đến sức khỏe con người.

Các chuyên gia khuyến cáo nên trồng một số loại cây tạo không gian xanh mát trong nhà và xua tan nồm ẩm trong thời tiết giao mùa.

1. Cây phong lan

Phong lan bốc hơi nước trên mặt lá, đồng thời quá trình quang hợp của cây cũng sinh ra nhiều chất hòa tan (axit hữu cơ, đường saccarozo..). Khi lá bốc hơi nước càng mạnh thì cây hút nước càng nhiều. Đặt trong môi trường ẩm ướt, nước trong không khí thẩm thấu qua lông hút vào bên trong rễ cây. Trồng lan trong nhà vừa giúp giảm độ ẩm, vừa làm đẹp căn phòng, vừa thơm, thoáng.

2. Cây lan ý

Cây lan ý còn được gọi là cây bạch môn hay vĩ hoa trắng, thích hợp với môi trường râm mát như trong nhà. Theo Homestratosphere, loài cây này có khả năng hút ẩm cực kỳ tốt thông qua lá, điều hòa không khí, loại bỏ nấm mốc. Mỗi gia đình nên đặt chậu lan ý trong phòng hoặc những nơi độ ẩm cao sẽ thích hợp.

3. Cây xương rồng

Xương rồng là thực vật có thể phát triển trong những vùng nhiệt độ khắc nghiệt như sa mạc, vì vậy chúng rất hữu ích để bắt và giữ nước từ không khí, giảm độ ẩm. Ngoài ra, trên thân mọng nước của xương rồng có các lỗ khí. Chúng hút carbon dioxide, nhả ra khí oxy, làm tăng nồng độ anion trong không khí có lợi cho sức khỏe.

4. Cây dương xỉ

Dương xỉ còn có tên gọi khác là ngọc dương xỉ hay quyết lá xoăn, là loại cây có thân mềm, gốc có bẹ ôm thân, lá mọc dạng trái xoan nhọn hai đầu. Dương xỉ có thể chịu được sự thay đổi nhiệt độ thường xuyên, đặc biệt là môi trường ẩm ướt như phòng tắm. Nó không chỉ hút mà còn hấp thụ các chất độc hại. Lá cây còn có tính thẩm mỹ cao, phù hợp để trang trí.

5. Cây dây nhện

Đây là loài thân cỏ, lá uốn chằng chịt, khi cây phát triển, từ cây mẹ mọc lên nhánh con, tỏa rộng như mạng nhện. Cây dây nhện giúp cân bằng độ ẩm, hấp thụ các chất carbon monoxide và formaldehyde trong không khí.

6. Cây cọ

Cây cọ phát triển ở những nơi nhiệt đới ẩm, bởi đặc tính là hấp thu độ ẩm qua lá để sinh trưởng. Loại cây này cũng không ưa ánh sáng, rất thích hợp để trồng trong nhà, phòng kín, thường có hiện tượng ẩm mốc trong mùa nồm.

7. Cây thường xuân

Cây thường xuân hay vạn niên là thảo dược quý trong y học. Đây là loài cây dễ trồng, có sức sống mạnh, chịu rét tốt, khả năng thích ứng cao. Loài cây này có thể loại bỏ phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là fomandehit, benzen, xylen và toluen.

8. Cây nguyệt quế

Cây ra hoa thơm dịu, thường được trưng trong nhà để giúp hấp thụ độ ẩm không khí, tạo ra một môi trường khô thoáng, dễ chịu trong nhà.

(Tổng hợp)

 

 

Liên hệ làm đại lý

Vui lòng điền đầy đủ thông tin rùi gửi cho chúng tôi

Tin nổi bật

Phần mềm tính sơn

Bảng màu

Tư vấn phong thủy